Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết?

Quyền con người và quyền của công dân là hai khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có những điểm khác biệt cơ bản.

Quyền con người Quyền của công dân
Khái niệm Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người, được thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ bởi pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Quyền con người mang tính phổ quát, bất khả xâm phạm và không thể bị tước bỏ, dù ở bất kỳ quốc gia, dân tộc hay thời đại nào.

Quyền của công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình.

Quyền của công dân có tính chất pháp lý, được cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia.

Quyền của công dân mang tính cụ thể, có thể được hưởng hoặc bị tước bỏ theo quy định của pháp luật.

Chủ thể Mọi cá nhân, bất kể quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính,… Công dân của một quốc gia cụ thể
Vị trí pháp lý Mang tính phổ quát, bất khả xâm phạm và không thể bị tước bỏ Mang tính pháp lý, có thể được hưởng hoặc bị tước bỏ theo quy định của pháp luật
Nội dung Bao gồm các quyền cơ bản, thiết yếu của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng,… Được cụ thể hóa thành các quyền cụ thể như quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo,…
Phạm vi Áp dụng trên phạm vi toàn cầu Áp dụng trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia
Ví dụ Quyền sống

Quyền tự do thân thể

Quyền tự do ngôn luận

Quyền tự do tôn giáo

Quyền bình đẳng

Quyền chống phân biệt đối xử

Quyền bầu cử

Quyền tham gia quản lý nhà nước

Quyền khiếu nại, tố cáo

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản

Quyền được giáo dục

Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe

Như vậy, quyền con người và quyền của công dân là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.

Quyền con người là cơ sở, nền tảng cho quyền của công dân. Quyền của công dân là cụ thể hóa của quyền con người trong phạm vi quốc gia.

Lưu ý: Nội dung so sánh chỉ mang tính chất tham khảo!

Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết?

Phân biệt quyền con người với quyền của công dân chi tiết? 

Quyền con người và quyền của công dân bị hạn chế khi nào?

Căn cứ Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 14.

  1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
  2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Như vậy, quyền con người và quyền của công dân chỉ có thể bị hạn chế trong những trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Dưới đây là một số ví dụ về việc hạn chế quyền con người và quyền của công dân:

– Hạn chế quyền tự do đi lại: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do đi lại của công dân trong trường hợp có lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh hoặc tạm giữ, tạm giam.

– Hạn chế quyền tự do ngôn luận: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân trong trường hợp phát ngôn gây kích động bạo lực, thù hận, tuyên truyền chiến tranh hoặc tuyên truyền chống phá nhà nước.

– Hạn chế quyền tự do báo chí: Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do báo chí trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, gây hoang mang trong xã hội.

Advertisements

X

Cơ quan nào có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của công dân?

Căn cứ Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 96.

Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
  2. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  3. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;

Như vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

Trân trọng!

 

Scroll to Top